Mến chào anh chị và các bạn!
Tôi đã trở lại và mang đến chủ đề mới cho các bạn đây.
Bạn đã có ý tưởng kinh doanh tốt và mô hình kinh doanh cho riêng mình. Tuy nhiên, điều bạn phân vân là nên đi một mình hay tìm những người cộng sự?
Tôi chắc rằng có đó; ai khi khởi nghiệp cũng sẽ đứng giữa cái ngã ba này thôi.
Tôi sẽ không khuyên bạn là nên hay không nên.
Nhưng hãy yên tâm tôi sẽ có mặt ở đây để chia sẻ cho bạn để có hướng đi cho câu hỏi này nha.
Giờ cùng tôi theo dõi nhé!
Đi thẳng vào vấn đề ngay đây, những cái nên và không nên ở việc khởi nghiệp một mình hay tìm cộng sự là gì?
Tôi sẽ bắt đầu nói về việc tự bản thân đứng ra kinh doanh trước nha:
Sunday Steinkirchner cũng chỉ ra 3 lợi thế mà khởi nghiệp một mình mang lại:
- Thứ nhất bạn có thể theo sát tầm nhìn của chính mình, bởi bạn là chủ sở hữu duy nhất, tầm nhìn của bạn là tầm nhìn của công ty.
- Thứ hai, năng suất làm việc dễ dàng đạt đến mức cao, bạn sẽ hoàn toàn quyết định được mọi việc mà không phải thống nhất với ai, không cần thiết tổ chức các cuộc họp hành, bỏ phiếu,… Ngoài ra bạn ít bị phân tâm hơn bởi tất cả những gì bạn tập trung và tin tưởng chỉ có công việc, không phải phân tán tư tưởng vào tìm hiểu, đánh giá cộng sự của mình.
- Điều thứ ba là thoải mái trong sinh hoạt cá nhân, bởi khi không có cộng sự bạn thoải mái sắp đặt những quy tắc phù hợp với mình, những thứ ưu tiên của mình trong công việc mà không cần hỏi ý kiến bất cứ ai.
Chốt hạ với câu là mọi thứ thì tùy ở bạn.
Khoan tới đây đừng vội quyết định với những điểm lợi tôi nêu ở trên nha!
“ Hai mặt của một vấn đề” câu không còn xa lạ ha, giờ là điểm bất lợi khi bạn kinh doanh một mình:
- Tỉ lệ rủi ro cao vì tập trung toàn bộ vốn vào kinh doanh, mặt khác vì tự kinh doanh nên quyền quyết định sẽ nằm ở người chủ, khi đó sẽ nảy sinh sự độc đoán, bảo thủ… và khởi nghiệp với hàng trăm thứ; dù bạn giỏi đến đâu nhưng “ đơn phương độc mã” thì có những thứ sao kiểm soát hết đúng không nào?
Vì một mình bạn thường đối diện với: thiếu vốn; thiếu kinh nghiệm khi còn quá trẻ; thiếu kỹ năng hay là thiếu kỹ thuật…
Chính những lý do này thôi thúc bạn nghĩ rằng phải tìm cho mình một người cộng sự (một người hợp tác kinh doanh).
“Muốn đi nhanh hãy đi một mình nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau”
Khi bạn khởi nghiệp có cộng sự sát cánh bên cạnh bạn sẽ được:
- Giúp bạn có thể phân tán rủi ro vì cộng nguồn lực vượt qua khó khăn: điều này có nghĩa có nhiều người tham gia cùng bạn góp vốn, giúp chịu được vài cơn sóng bên ngoài từ sự cộng lực về trí tuệ; nguồn lực và kỹ năng từ nhiều người.
- Khởi nghiệp cùng nhóm còn có thể đảm bảo các nguyên tắc quản trị khi các quyết định kinh doanh, quản trị doanh nghiệp sẽ dựa trên quyết định của tập thể.
- Ngoài ra làm việc nhóm sẽ đem lại sự sáng tạo trong sản xuất,kinh doanh vì có sự tham gia brainstorming-một phương pháp tư duy theo nhóm -của nhiều người. Vì không phải ai cũng đa kỹ năng; khi đó vai trò của đội nhóm sẽ bổ sung kỹ năng cho nhau; người giỏi ở kỹ năng nào sẽ hỗ trợ về kỹ năng đó.
Bên cạnh đó Khởi nghiệp với nhóm với những điểm tốt nhưng cũng tồn tại những mặt hạn chế mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra như xung đột về lợi ích khi góp vốn, quản lý doanh nghiệp, chia lợi nhuận, rút vốn… và những xung đột khác trong quyết định của doanh nghiệp.
Khởi nghiệp luôn là hành trình gian nan, vất vả đầy cam go, nếu có những người bạn đồng hành ở bên cạnh trợ giúp thì con thuyền sẽ đi đúng hướng và mau tới đích hơn là loay hoay một mình.
Mặc dù vậy con thuyền nào cũng đòi hỏi thuyền trưởng cũng như doanh nghiệp cần có lãnh đạo.
Lúc này bạn phải quyết đinh xem ai là người sẽ lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Người lãnh đạo giỏi sẽ là người đi đầu và xây dựng lên nhóm làm việc của mình. Họ có nhiều xu hướng, phong cách khác nhau nhưng họ phải có một điểm chung là điều hành tốt nhóm của mình nha.
Đến đây bạn cũng đã hiểu nhưng điểm lợi thế và bất lợi khi bạn khởi nghiệp một mình hay tìm cộng sự.
Với tôi thì tôi vẫn khuyên bạn nên tìm cho mình người cộng sự cùng đẩy con thuyền khởi nghiệp đi được xa hơn và chịu được vài đợt sóng nha!
Cảm ơn bạn đã quan tâm đọc bài viết và hẹn gặp bạn ở các bài viết khởi nghiệp sau nhé!