Mến chào anh chị và các bạn! Trong bài lần này, tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một bài học mới không thể thiếu khi khởi nghiệp. Giúp các bạn có thêm kiến thức và vững tin hơn trên con đường bắt đầu kinh doanh!
Các bạn nhớ xem cái bài này thật là kỹ nha vì nó có thể giúp được các bạn rất nhiều trong việc lập hoạt động bán hàng, marketing đi đúng hướng và mang về doanh thu cho doanh nghiệp đó. Bằng cách nào ư?
Thông qua việc chia sẻ mô hình kinh doanh? Và 5 mô hình kinh doanh phổ biến cho starup, từ đó các bạn sẽ dễ dàng xác định được ý tưởng kinh doanh của bạn phù hợp với mô hình kinh doanh như thế nào?
Giờ thì cùng tôi theo dõi nhé!
Đầu tiên tôi sẽ chia sẻ cho các bạn Mô hình kinh doanh là gì?
Đây là mô hình phù hợp cho cả doanh nghiệp truyền thống và các mô hình startup trực tuyến. Nó phổ biến cho các startup về công nghệ hiện nay.
– Ví dụ điển hình cho mô hình này là Facebook sản phẩm là miễn phí và doanh thu chỉ đến từ quảng cáo đó các bạn.
Hay bạn có sử dụng Netflix thì cũng không còn xa lạ gì??? Khách hàng sẽ phải thanh toán một khoản thanh toán định kì hàng tháng để được truy cập vào dịch vụ/ sản phẩm. Sau đó, công ty sẽ gửi sản phẩm trực tiếp qua cho bạn.
2: Mô hình Freemium
Đây là mô hình rất được các startup ưa chuộng và tiêu biểu cho mô hình này tôi sẽ lấy ví dụ cho bạn xem đó là:
Canva: các bạn đã từng nghe qua ứng dụng này chứ? Ở đây; bạn sử dụng sản phẩm hình ảnh; video và dịch vụ hoàn toàn miễn phí tuy nhiên để trải nghiệm hết tính năng thì bạn phải trả thêm phí ( vì Canva sẽ giữ lại và giới hạn một số tính năng nhất định như là có những bản nhạc khi edit thuộc bản quyền hoặc để thiết kế hình ảnh theo size yêu cầu bạn phải nâng cấp tài khoản Pro).
Hay các ứng dụng bạn đã đang dùng cũng phát triển theo mô hình này như Skype, Spotify.
3: Mô hình lưỡi dao cạo
Nghe có vẻ hơi nguy hiểm nhỉ?
À mà thật ra không có gì đâu bạn đừng nghĩ quá ghê gớm nha.
Bạn có đi mua lưỡi cạo và dao cạo râu bao giờ chưa?
Nếu rồi thì bạn có thấy giống tôi là lưỡi cạo bạn mua bao giờ cũng sẽ mắc hơn là dao cạo không?
Nếu không chắc bữa nào đi mua thử nha!
Ở đây, tôi hỏi là để ví dụ cho các bạn thấy rõ cái mô hình này. Sự thông minh nằm ở chỗ các công ty bán dao cạo với giá rẻ và lưỡi dao cạo là phụ kiện đi kèm nhưng nó mới quyết định hướng đi nè các bạn! Vì dao cạo bán giá thấp và sau đó tạo doanh thu từ lưỡi cạo (đó là sản phẩm bổ sung) và đa phần mang lại cho người dùng cảm giác vẫn hời nha!
Hoặc cái mô hình “ dao cạo ngược” tên gọi thì xa lạ với các bạn chứ nói công thức ra là quen liền:
– Ví dụ điển hình Samsung hay Apple sản phẩm bán ra cho khách hàng là sản phẩm chính khá cao; sau đó họ thúc đẩy doanh số bằng cách khuyến khích khách hàng mua thêm các phụ kiện đi kèm với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Đấy mới là cái hay đó các bạn.
4: Mô hình cho thuê
– Nhắc tới mô hình này thì cái dễ hình dung nhất cho các bạn là về bất động sản:
Thí dụ thành công với mô hình này có thể nhắc đến Airbnb (1 ứng dụng hỗ trợ đặt phòng trên khắp thế giới) – Nó xuất phát từ ý tưởng share phòng Của 2 anh chàng Brian Chesky và Joe Gebbia không thể trả tiền thuê nhà ở San Francisco nên quyết định share bớt chi phí bằng cách thuê người lạ ở chung.
Và sau đây là mô hình cuối cùng trong 5 mô hình kinh doanh tôi muốn chia sẻ đển bạn.
5: Mô hình nhượng quyền kinh doanh
– Nhiều bạn lựa chọn mô hình này để khởi nghiệp với lý do ít rủi ro tiềm năng phát triển lớn dựa trên các thương hiệu danh tiếng có sẵn – Mô hình này không còn xa lạ; đặc biệt phổ biến ở các tiệm trà sữa coffee hoặc các tiệm đồ ăn nhanh .vân vân
– Và doanh nghiệp cấp phép sử dụng được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền; còn cá nhận hoặc doanh nghiệp mua quyền sử dụng thường hiệu được gọi là đối tác nhận quyền
Giờ tôi lấy thí dụ cho các bạn hình dung nhé:
Bên A là chủ doanh nghiệp với nhiều cửa hàng trà sữa
Anh B đang muốn mở cửa hàng trà sữa sử dụng lại thương hiệu của anh A để kinh doanh
Trước tiên anh A có vị thế là chủ nhiều cửa hàng anh A có:
- Mô hình kinh doanh là bản phác thảo về cách một công ty có kế hoạch kiếm tiền với sản phẩm và cơ sở khách hàng của mình trong một thị trường cụ thể. Một mô hình kinh doanh tốt phải giải quyết được 4 yêu cầu sau:
- Các sản phẩm dịch vụ mà công ty sẽ phân phối ra thị trường.
- Làm thế nào sản phẩm dịch vụ phục vụ đúng nhu cầu thị trường.
- Dự trù chính xác các khoản chi phí phải đối mặt.
- Làm thế nào để sản phẩm dịch vụ mang lại nguồn thu nhập cao.





- Thương hiệu
- Công nghệ
- Bí quyết