Hế lô, tôi đã quay trở lại đây và mang đến một chủ đề mới có thể chia sẻ với các bạn đây. Bạn đang ấp ủ xây dựng mở một công ty cho riêng mình, bạn nên viết một bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Vì sao bạn phải làm như vậy?
Vì trong thực tế có rất nhiều bạn khởi nghiệp có ý tưởng rất là hay nhưng hầu hết lại đi đến thất bại.
Theo rất nhiều thống kê thì trong 1 năm hoạt động đầu tiên 90% doanh nghiệp phá sản. Và trong 10% còn lại thì chỉ có 1 % doanh nghiệp tồn tại được sau 5 năm và bắt đầu kinh doanh thành công.
Và dĩ nhiên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của một doanh nghiệp như là: dịch vụ kém chất lượng, chất lượng sản phẩm kém, hay do vỡ nợ, chưa có cách chi tiêu. Tuy nhiên một trong các lý do chính dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp là thiếu một bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng và đầy đủ. Kế hoạch kinh doanh rất là quan trọng nó giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu, nhắc nhở bạn làm gì để đạt được chúng.
Nếu bạn dành ra thời gian để đưa ý tưởng của bạn lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện đúng mục tiêu và ngày càng phá triển hơn.
Vậy các tiêu chí để có thể hoàn thiện một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh là gì cùng theo tôi xem thật kĩ và nắm chắc nhé:
Bước 1: Xác định tầm nhìn dài hạn

Tầm nhìn chiến lược là gì
Bạn sẽ biết chính xác những gì bạn muốn đạt được với công ty của mình tuy nhiên sau một thời gian tầm nhìn của bạn sẽ bị mờ dần đi, rất có thể bạn sẽ mang đi một vài ý tưởng tuyệt vời của mình lúc trước. Viết ra tầm nhìn dài hạn sẽ giúp bạn xác định rõ được nó và giúp nhân viên của bạn luôn có chí hướng rõ ràng làm việc. Và đây là bước đầu tiên bạn trong việc lập bản kế hoạch kinh doanh.
Bước 2: Đặt mục tiêu
- Điều bạn nên nhớ là không bao giờ bạn được đặt thấp mục tiêu để phù hợp với những hạn chế của mình
- Bạn cần xác định rõ đâu là mục tiêu ngắn hạn những thứ mà bạn muốn đạt được trong năm đầu tiên hay là những mục tiêu dài hạn mà daonh nghiệp cố gắng đạt được trong 2- 3 năm bằng cách bạn xác định rõ: bao lâu bạn đạt đến điểm hòa vốn, doanh thu có được là bao nhiêu, số lượng khách hàng doanh nghiệp sở hữu trong cơ sở dữ liệu là bao nhiêu...
Bước 3: Xác định lợi thế bán hàng độc nhất
- Lợi thế bán hàng độc nhất (USP) là điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là thứ giúp bạn nổi bật trong mắt của khách hàng.
- Hãy lồng ghép USP vào bản kế hoạch kinh doanh. Điều này giúp bạn nhận biết thế mạnh của bản thân, và làm bản kế hoạch của bạn nổi bật hơn trong mắt của người đọc. Bạn nên ghi rõ điểm khác biệt của sản phẩm dịch vụ so với sản phẩm dịch vụ trên thị trường: có thể là dịch vụ hậu mãi, bảo hành tiện ích bổ sung…Nó làm công ty nổi bật hơn các công ty còn lại.
Bước 4: Biết rõ thị trường

?
- Khi thành lập công ty có sản phẩm và dịch riêng thì việc mà bạn tìm hiểu thị trưởng các đối thủ cạnh tranh thì bạn cũng đừng lo vì đó là điều phổ biến.
- Nhu cầu thị trường khá là lớn việc cần thiết là bạn tìm hiểu thị trường của bạn đang bước chân vào đối mặt với bao nhiêu đối thủ, họ đang cung cấp sản phẩm dịch vụ nào và xu hướng hiện tại và tương lai như nào?
Bước 5: Biết khách hàng của bạn
- Khách hàng là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp việc công ty bạn hiểu rõ khách hàng là lợi thế. Hiện nay, khách hàng đứng trước rất nhiều sự lựa chọn vì vậy doanh nghiệp của bạn phải hiểu rõ khách hàng: mong muốn, nguyện vọng cũng như vấn đề của khách hàng về nhân khẩu học thói quen giúp bạn hiểu rõ động lực đằng sau việc mua hàng giúp công ty của bạn thành công hơn. Cố gắng đặt bạn vào vị trí của khách hàng nghĩ xem như nỗi sợ và lợi ích và điều gì khiến khách hàng lựa chọn bạn.
Bước 6: Nghiên cứu cung cầu
Xác định thật chính xác nguồn cung và nguồn cầu của thị trường có tác động quan trọng tới việc bạn lập kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm ra bên ngoài. Bạn phải luôn chắc rằng nhu cầu thị trường luôn có và nếu lượng cầu lớn hơn lượng cung thì công ty bạn dễ phát triển
- Hãy thu thập thật nhiều thông tin của khách hàng bằng công cụ như lập kế hoạch từ khóa hay nghiên cứu nhân khẩu học
- Cách tốt nhất là bạn nên tương tác trực tiếp với khách hàng bằng cách salephone hay gửi email hay các công cụ online facebook; zalo...
Bước 7: Thiết lập mục tiêu Marketing
- Ở đây bạn cần lập ra các kế hoạch mục tiêu tiếp thị cho sản phẩm của công ty. Bạn muốn sản phẩm của bạn trông ra làm sao, quảng cáo sản phẩm ra làm sao và giá bán ra bao nhiêu; số lượng sản phẩm cần ra??? Các câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định rõ mục tiêu khả thi phù hợp khả năng tài chính của công ty.
Bước 8: Chiến lược Marketing
- Với những mục tiêu nhất định, bạn cần phải xay dựng chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu. Kênh truyền thông là gì, áp dụng những chương trình Marketing ra sao? Thời gian áp dụng kéo dài tới bao lâu? Lượng vốn cần thu về là bao nhiêu? Cần bao nhiêu nguồn vốn kinh doanh? Và sau đây là bước cuối cùng.
Bước 9: Hành động
- Đây là bước quyết định công ty của bạn sẽ đi về đâu, bạn có thể có đầy đủ các bước trên nhưng thiếu bước này thì mãi doanh nghiệp của bạn sẽ ko thể bắt đầu tham gia vào đường đua được.
- Đây là bước quan trọng nhất rồi vì nếu bạn không thực hiên bước này thì mọi thứ bạn đã làm ở trên đều là vô nghĩa. Hãy luôn nhớ hành động dẫn đến kết quả. Nếu bạn không hành động tìm cách đưa khách hàng đến với công ty bạn thì số tiền mãi là con số 0.
Hãy vạch ra bản kế hoạch kinh doanh phù hợp với ý tưởng kinh doanh của bạn nhé! Chúc bạn thành công.