Hê lô, bệ phóng khởi nghiệp đã quay trở lại và trong video lần này bệ phóng khởi nghiệp sẽ mang đến cho các bạn ” 5 Bước Vượt Qua Khó Khăn Về Tài Chính”.
Bạn muốn bắt đầu kinh doanh nhưng luôn có những nỗi sợ, ở video lần trước bệ phóng khởi nghiệp đã chia sẻ cho bạn cách để vượt qua nỗi sợ . Và dĩ nhiên ở video này chỉ đề cập đến “5 Bước Vượt Qua Khó Khăn Về Tài Chính”. Việc đứng lên khi sau khi mỗi lần thất bại sẽ chẳng bao giờ là dễ dàng và kèm theo đó là bạn phải vượt qua được nỗi sợ thất bại; khó khăn tài chính thì bạn mới có thể vững vàng hơn.
Vậy làm thế nào để vững vàng đứng dậy sau khi thất bại gặp khó khăn về vấn đề tài chính thì hãy cùng bệ phóng khởi nghiệp xem và học hỏi nhé.
Nếu một ngày nào đó bạn không may rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, bạn đừng buồn mà hãy cố gắng duy trì một tâm thái tốt và nỗ lực tiếp tục sống cuộc sống của riêng bạn.
Mặc dù khi gặp khó khăn, ai cũng sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, bởi không chỉ chịu đựng sự chế giễu và thờ ơ của người khác, mà còn phải chịu nhiều áp lực từ thế giới bên ngoài, khiến gánh nặng càng tăng thêm.
Bởi trước đó tiền giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề:
- Tiền sinh hoạt hằng ngày.
- Tiền ăn.
- Tiền gặp gỡ bạn bè.
- Tiền xăng xe đi lại.
- Tiền mua xe mua nhà.
- Tiền đầu tư.
Không có tiền gặp gặp biến cố về tài chính khiến bạn thực sự bế tắc.
Nhưng bạn cần biết rằng hoàn cảnh khó khăn chính là một môi trường tốt có thể mài giũa tâm trí của một người trở lên sáng hơn. Cho dù bây giờ bạn rơi vào cảnh nghèo rớt mồng tơi bạn chỉ cần ghi nhớ những điều này, bệ phóng khởi nghiệp tin nó có thể giúp bạn tìm được hướng giải quyết tốt, sớm thoát khỏi tình trạng ấy.
Và khi xảy ra tình trạng khó khăn về tài chính nhất là việc thu lỗ khi kinh doanh làm ăn; đừng trở nên vội vàng đi tìm cách xoay tiền mà hãy bình tĩnh suy nghĩ vì sao bạn rơi vào tình trạng này, cách khắc phục tạm thời và bạn nhắm bạn cầm cự được bao lâu.
Và đừng vội rối lên. Bạn cần chậm lại suy nghĩ và nếu được hãy cầm ra 1 tờ giấy trăng bạn hãy liệt kê những vấn đề bạn đang gặp phải:
- Bạn còn đang thiếu tiền ai.
- Khoản nợ nào có lãi cần thanh toán trước.
- Các khoản bạn đã chi tiêu và khoản nào dẫn đến tình trạng bạn bị âm tiền hoặc nếu là vấn đề thì nên xác định vấn đề nào dẫn đến việc mất tiền.
- Và ngoài khoản bạn nợ thì bạn còn cho ai mượn tiền hay không.
Sau đó thực hiện như Life Hacks các bước dưới đây giúp bạn lấy lại được khả năng kiểm soát tài chính:
1. Xác định vấn đề:
-Để thoát khỏi khủng hoảng là xác định được gốc rễ vấn đề ví dụ như bạn đang gặp vấn đề tài chính nguyên nhaan chủ yếu là do:
- Bạn thất nghiệp, hay do bản thân đã tiêu xài quá tay, hoặc sự cố tại nạn bất ngờ hay bạn gặp khó khăn tài chính khi vừa sinh em bé đầu lòng khi công việc chưa ổn định.
Khi bạn đã xác định rõ được nguồn gốc vấn đề là do đâu thì bạn sẽ có thể có biện pháp lâu dài để khắc phục nó. Giống như việc để một xô nước dưới vòi nước bị rỉ chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu bạn sửa chính cái vòi, nước sẽ không bị rỉ nữa. Tương tự, thay vì lo lắng trước áp lực, hãy tập trung giải quyết vấn đề gây ra khó khăn tài chính.
Ví dụ nếu bạn xác định rõ bạn hay gặp khó khăn về tài chính nguyên nhân gốc rễ do bạn hay tiêu xài quá tay. Vậy biện pháp lâu dài đề ra buộc bạn nên ghi ra những khoản đã chi, và áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, số tiền của bạn sẽ được chia thành 6 quỹ tài chính (hay gọi là chiếc lọ) như sau:
- Chi tiêu cần thiết (net 55% thu nhập)
- Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)
- Quỹ giáo dục edu (10% thu nhập)
- Hưởng thụ play (10% thu nhập)
- Quỹ từ thiện (5% thu nhập)
Chính điều này giúp bạn rèn luyện sự tập trung giải quyết vấn đề. Hạn chế lại sự chi tiêu quá đà của bản thân và từ đó lập kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn.
2. Lập ngân sách
- Sau khi bạn đã xác định được đâu là nguồn gốc vấn đề bạn chuyển sang bước lập ngân sách cụ thể cho việc giải quyết vấn đề.
- Nó có thể theo tuần, tháng hoặc năm, giúp bạn điều chỉnh chi tiêu. Điều quan trọng là bạn phải theo dõi ngân sách của mình ít nhất vài tuần một lần, để nắm rõ mình đã tiêu bao nhiêu và tìm ra những khoản chi có thể tiết kiệm, như giảm bớt các hoạt động giải trí, giảm ăn ngoài hay không mua đồ quá tay.
Ví dụ bạn đang gặp khó khăn bởi khoản nợ:
Bạn nên ưu tiên xử lý các khoản nợ nhỏ trước. Nợ ngân hàng bạn có thể xin gia hạn thêm thời gian trả
Một trong những cách tốt nhất để giải quyết khó khăn về tài chính là bạn nên có 1 cái kế hoạch ngân sách cụ thể: Bạn xác định rõ ngân sách thực tế của bạn; sau đó xem xét ngân sách nghiêm túc và tìm cách khu vực bạn có thể tiết kiệm tiền lại như khoản chi cho ăn uống và chơi thì khoản nào có thể cắt giảm bớt .
Từ đó khoản tiền còn lại dành cho ưu tiên lớn hơn để hoàn thành hoặc lo lắng.
3. Lập ra ưu tiên tài chính
Bạn nên lập ra các mục tài chính nào bạn có thể thực hiện được và có thể đạt được.
Những ưu tiên này giúp bạn có động lực thực hiện quyết định khó khăn, bạn đang gặp phải như:
- Trả hóa đơn tín dụng, lãi thế chấp hoặc tiết kiệm để sửa nhà.
- Chúng sẽ giúp bạn xử lý những rắc rối về tiền bạc và ổn định lại tài chính. Bạn cũng có động lực kiếm thêm thu nhập như làm ngoài giờ, cắt bớt chi phí nhà cửa hoặc thế chấp tài sản để có thể tận dụng linh hoạt các nguồn tài chính.
4. Giải quyết vấn đề
Giải quyết khủng hoảng tài chính bằng cách cắt giảm chi tiêu và tăng thu nhập, hoặc kết hợp cả hai. Nhưng không phải ai cũng làm được như vậy, vì thay đổi phong cách sống luôn là điều khó khăn.
Hãy hoàn thành các mục tiêu nhỏ trước khi thực hiện thay đổi lớn. Ví dụ, tập trung trả hết khoản nợ nhỏ nhất trước. Sau đó mới đến các khoản lớn. Bạn nên lấy tờ giấy ra vầ liệt kê ra tất cả khoản nợ bạn đang gặp phải và kèm theo đó là những việc cần làm trên 1 tờ giấy để bạn dễ quan sát và nhắc nhở bản thân là cái nào đã hoàn thành và cái nào chưa?
Những việc bạn đã làm hay khoản nợ đã trả bạn hãy gạch ngang qua từ đó mỗi ngày hay mỗi tuần mỗi tháng như vậy sẽ giúp bạn có thêm động lực và sớm thoát ra cảnh nợ nần.
5. Triển khai kế hoạch và kiểm tra tiến độ
- Dù bạn có xác định nguồn gốc vấn đề; bạn lập ngân sách và lập ra ưu tiên tài chính và nghĩ cách giải quyết vấn đề nhưng sẽ chưa có điều gì xảy ra nếu bạn chưa hành động.
- Khi bạn đã gạch đầu dòng với 1 số ý tưởng và cách giải quyết vấn đề; một số mục tiêu với từng bạn có khi tiến độ giải quyết là vài tháng có bạn là 1 năm; có bạn 2-3 năm tuy nhiên hãy luôn dành thời gian nhìn nhận lại tiến độ và điều chỉnh lại kế hoạch khi cần thiết
- Những khó khăn tài chính thường bất ngờ phát sinh như những vị khách không mời mà đến. Bí quyết để đối phó với chúng là phải linh hoạt, lập và điều chỉnh ngân sách cũng như tạo ra những thay đổi thich hợp.
Trên đây là 5 bước thực hiện giúp bạn thoát khỏi khó khăn về tài chính; bạn có thể học hỏi để tránh rơi vào trường hợp này; còn nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính thì hãy bắt tay thực hiện theo hướng dẫn trên của bệ phóng khởi nghiệp nhé.